Yêu cầu đối với việc xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia như thế nào? Thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Yêu cầu đối với việc xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia như thế nào?
- Các bộ, ngành, địa phương chưa có điều kiện xây dựng Cổng Dịch vụ công thực hiện triển khai xây dựng trên nền tảng hạ tầng và phần mềm của Cổng Dịch vụ công quốc gia đúng không?
- Thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bao gồm những thông tin nào?
Yêu cầu đối với việc xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia như thế nào?
Yêu cầu đối với việc xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 61/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ tra cứu thông tin, giám sát tình trạng giải quyết thủ tục hành chính và tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính; công khai kết quả xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến;
(2) Là giải pháp cổng thông tin có thể tùy biến để các bộ, ngành, địa phương có thể ứng dụng, sử dụng làm nền tảng xây dựng Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
(3) Cho phép tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản sử dụng; cung cấp chức năng đăng nhập một lần (Single-Sign-On) và các cơ chế xác thực người dùng để thực hiện các thủ tục hành chính tại Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
(4) Tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để truy xuất dữ liệu thủ tục hành chính, dữ liệu về hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;
(5) Tổng hợp, thống kê việc tiếp nhận hồ sơ, tình hình giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(6) Các yêu cầu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Yêu cầu đối với việc xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia như thế nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Các bộ, ngành, địa phương chưa có điều kiện xây dựng Cổng Dịch vụ công thực hiện triển khai xây dựng trên nền tảng hạ tầng và phần mềm của Cổng Dịch vụ công quốc gia đúng không?
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
...
3. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức việc chuyển đổi hồ sơ, tài liệu giấy liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử và xây dựng quy trình tin học hóa giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
4. Các bộ, ngành, địa phương quản lý tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tổ chức, cá nhân; có trách nhiệm bảo mật và lưu giữ thông tin của tổ chức, cá nhân trừ trường hợp phải cung cấp các thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Các bộ, ngành, địa phương chưa có điều kiện xây dựng Cổng Dịch vụ công sẽ triển khai xây dựng trên nền tảng hạ tầng và phần mềm của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
...
Như vậy, theo quy định thì các bộ, ngành, địa phương chưa có điều kiện xây dựng Cổng Dịch vụ công sẽ triển khai xây dựng trên nền tảng hạ tầng và phần mềm của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bao gồm những thông tin nào?
Căn cứ Điều 7 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg, thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bao gồm:
(1) Thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quyết định công bố thủ tục hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
(2) Thông tin hướng dẫn, hỏi đáp thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan.
(3) Thông tin, thông báo về tiếp nhận, trả kết quả, hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, về tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.
(4) Thông tin tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
(5) Thông tin về đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; khảo sát sự hài lòng của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.
(6) Thông tin báo cáo, số liệu, thống kê liên quan đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công khác.
(7) Thông tin địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử hướng dẫn của các cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; thông tin chủ quản, quản lý, duy trì hoạt động Cổng Dịch vụ công; thông tin đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ.
(8) Thông tin về nghĩa vụ tài chính và thanh toán nghĩa vụ tài chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
(9) Thông tin về dịch vụ bưu chính công ích trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.
(10) Thông tin về điều khoản sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia.
(11) Các thông tin khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?