Yêu cầu đối với viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng 3 lên kiến trúc sư hạng 2 là gì?

Yêu cầu đối với viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng 3 lên kiến trúc sư hạng 2 là gì? Nhiệm vụ của viên chức giữ chức danh kiến trúc sư hạng 2 được quy định thế nào? - câu hỏi của anh Minh (Hà Nội)

Yêu cầu đối với viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng 3 lên kiến trúc sư hạng 2 là gì?

Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về việc viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng 3 lên chức danh kiến trúc sư hạng 2 như sau:

Kiến trúc sư hạng II - Mã số: V.04.01.01
...
4. Việc thăng hạng chức danh kiến trúc sư hạng II
Viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng III lên chức danh kiến trúc sư hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 của Điều này và có thời gian giữ chức danh kiến trúc sư hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiến trúc sư hạng III tối thiểu là 03 (ba) năm.

Theo quy định yêu cầu đối với viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng 3 lên kiến trúc sư hạng 2 như sau:

- Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV;

- Có thời gian giữ chức danh kiến trúc sư hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiến trúc sư hạng III tối thiểu là 03 (ba) năm.

Nhiệm vụ của viên chức giữ chức danh kiến trúc sư hạng 2 được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định như sau:

Kiến trúc sư hạng II - Mã số: V.04.01.01
1. Nhiệm vụ
a) Tham mưu giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
b) Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng;
c) Tham gia nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ và chế độ quản lý kỹ thuật trong công tác thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;
d) Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành của các loại đồ án quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô dân số tương đương với đô thị loại II trở xuống, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C;
đ) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
e) Tham gia thực hiện các đề tài cấp nhà nước; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
g) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;
h) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn.
...

Theo đó, nhiệm vụ của viên chức giữ chức danh kiến trúc sư hạng 2 được quy định cụ thể nêu trên.

kiến trúc sư

Yêu cầu đối với viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng 3 lên kiến trúc sư hạng 2 là gì? (Hình từ Internet)

Viên chức giữ chức danh kiến trúc sư hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?

Theo điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về cách xếp lương đối với viên chức giữ chức danh kiến trúc sư hạng 2 như sau:

Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, thẩm kế viên quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A.1 (từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00);
b) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên chính hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
c) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
...

Theo quy định viên chức giữ chức danh kiến trúc sư hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78).

Kiến trúc sư Tải trọn bộ các quy định về Kiến trúc sư hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc trên cở sở nào theo quy định?
Pháp luật
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành? Tần suất rà soát Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề là bao lâu?
Pháp luật
Kiến trúc sư có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc?
Pháp luật
Kiến trúc sư không phát triển nghề nghiệp liên tục có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề? Các hoạt động phát triển nghề liên tục gồm những gì?
Pháp luật
Tải trọn bộ 21 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề? Vi phạm Quy tắc ứng xử có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề?
Pháp luật
Trong trường hợp nào thì kiến trúc sư được phép từ chối nghiệm thu công trình theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị và trình tự thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cá nhân muốn gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải đáp ứng các điều kiện thế nào và hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc? Để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
Pháp luật
Kiến trúc sư vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề thì có được gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiến trúc sư
734 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiến trúc sư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiến trúc sư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào