Yêu cầu phòng cháy với hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng theo tiêu chuẩn hiện hành ra sao?

Yêu cầu phòng cháy với hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng theo tiêu chuẩn hiện hành ra sao? Các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài được quy định ra sao? Bảo vệ chống cháy đối với trang bị điện cho chiếu sáng bằng ELV ra sao?

Yêu cầu đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra được quy định như thế nào?

Theo tiết 2.5.2 tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BXD có đề cập đến yêu cầu đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra như sau:

(i) Thiết bị điện có khả năng tạo ra nhiệt độ bề mặt gây nguy hiểm cháy cho các vật liệu, vật dụng liền kề khi thiết kế, lắp đặt cố định phải tuân thủ một trong các yêu cầu sau đây:

- Đặt ở trên bệ hoặc trong vỏ làm bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và đủ độ bền cơ;

- Được cách ly khỏi các vật liệu, vật dụng liền kề hoặc các phần tử khác bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có chiều dày đủ độ bền cơ;

- Đảm bảo khoảng cách đủ lớn đến các vật liền kề hoặc các phần tử khác cho phép tỏa nhiệt an toàn. Mọi phương tiện đỡ thiết bị điện có khả năng tạo nhiệt độ bề mặt đều phải có độ dẫn nhiệt thấp.

(ii) Khi thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà phải:

- Sử dụng loại dây dẫn có tiết diện phù hợp với quy định tại mục 2.1.5 và mức tải dòng điện phù hợp với quy định tại mục 2.1.4.2;

- Sử dụng RCD có dòng tác động tối đa là 0,5 A;

- Đảm bảo tương thích với các điều kiện môi trường, tính chất sử dụng, đặc điểm kiến trúc của nhà và các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy. Ở những nơi có nguy cơ cháy cao đường dẫn điện và phương pháp lắp đặt phải phù hợp với các yêu cầu quy định tại các mục 2.1.2; 2.1.3.2 và 2.1.4.2.

(iii) Thiết bị điện, dây dẫn điện có khả năng tạo hồ quang hoặc tia lửa điện trong vận hành bình thường, khi nối cố định phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

- Bọc kín toàn bộ trong vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;

- Cách ly khỏi vật dụng hoặc các phần tử của nhà bằng vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;

- Lắp đặt với một khoảng cách đủ đảm bảo dập được hồ quang, tia lửa điện.

(iv) Thiết bị điện có khả năng gây ra tình trạng tập trung nhiệt hoặc tích tụ nhiệt phải có khoảng cách đủ lớn đến các vật ở liền kề hoặc các phần tử của nhà để trong điều kiện vận hành bình thường không tạo ra nhiệt độ nguy hiểm cho các vật và phần tử của nhà.

(v) Đối với các thiết bị điện có chứa từ 25 l chất lỏng dễ cháy trở lên đặt ở cùng một nơi phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn cháy chất lỏng đó và không cho ngọn lửa, khói, khí độc do cháy lan tỏa sang các bộ phận khác của nhà; cắt được điện nhanh nhất khi xảy ra cháy.

(vi) Các vật liệu được lắp đặt để che chắn xung quanh thiết bị điện phải là các vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp, khó cháy, chịu được nhiệt độ cao nhất mà thiết bị điện đó có thể tạo ra.

Yêu cầu phòng cháy với hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng theo tiêu chuẩn hiện hành ra sao?

Yêu cầu phòng cháy với hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng theo tiêu chuẩn hiện hành ra sao? (hình từ internet)

Các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài được quy định ra sao?

Các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài được quy định tại tiết 2.5.3 tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BXD như sau:

(i) Các vị trí của hệ thống điện nhà bị ảnh hưởng các điều kiện cháy từ bên ngoài phải tuân thủ các yêu cầu có liên quan quy định tại các mục 2.5.1 và 2.5.2.

(ii) Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà phải áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp với các điều kiện thoát hiểm an toàn của từng khu vực (khu vực có mật độ người thấp, điều kiện thoát khó ký hiệu là KV1; khu vực có mật độ người cao, điều kiện thoát dễ ký hiệu là KV2; khu vực có mật độ người cao, điều kiện thoát khó ký hiệu là KV3) trong các trường hợp khẩn cấp.

Đường dẫn điện không được lắp đặt trên các lối thoát hiểm. Trường hợp bắt buộc phải lắp đặt thì đường dẫn điện phải:

- Có vỏ bọc hoặc vỏ che chắn bảo đảm trong hai giờ không bị cháy và gây cháy;

- Không được nằm trong phạm vi giới hạn thể tích trong tầm với, trừ khi được bảo vệ chống các hư hỏng cơ có thể xảy ra khi thoát hiểm;

- Có chiều dài nhỏ nhất.

(iii) Trong các khu vực KV2 và KV3, các thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ (trừ các thiết bị điện phục vụ cho việc sơ tán, thoát hiểm) phải bố trí sao cho chỉ những người có trách nhiệm mới tiếp cận được.

Trường hợp các thiết bị này lắp đặt trong phạm vi lối đi lại, thì chúng phải được đặt trong tủ hoặc hộp kín bằng các vật liệu không cháy hoặc khó cháy.

(iv) Trong các khu vực KV2, KV3 và trong các lối thoát hiểm, không được sử dụng các thiết bị điện có chứa các chất lỏng dễ cháy, trừ trường hợp các bộ phận này được bọc kín trong vỏ hoặc hộp chống cháy.

Các tụ điện phụ trợ riêng lẻ lắp đặt trong thiết bị không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này.

(v) Đối với khu vực có rủi ro cao về cháy:

- Phải hạn chế sử dụng thiết bị điện ở khu vực này. Trường hợp dây dẫn bắt buộc phải đi qua thì phải được bọc bằng vật liệu chống cháy hoặc có biện pháp phòng ngừa để không gây ra cháy hoặc làm lan truyền ngọn lửa. Các mối nối dây dẫn nếu bắt buộc phải có thì phải đặt trong hộp chống cháy;

- Phải có biện pháp ngăn ngừa tích tụ bụi trên vỏ của dây dẫn và thiết bị điện;

- Phải sử dụng thiết bị điện có kết cấu hoặc điều kiện lắp đặt sao cho mức sinh nhiệt lúc vận hành bình thường hoặc khi bị sự cố không thể gây cháy;

- Không được lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển và cách ly, trừ khi được đặt trong vỏ bọc có cấp bảo vệ ít nhất là IP4X;

- Các động cơ được điều khiển tự động hoặc điều khiển từ xa hoặc không có sự giám sát vận hành liên tục phải được bảo vệ chống tăng nhiệt độ quá mức bằng các thiết bị cảm biến nhiệt độ;

- Đèn điện phải có vỏ bọc với cấp bảo vệ ít nhất là IP4X. Bóng đèn và các phần tử của thiết bị chiếu sáng phải được bảo vệ ở những chỗ dễ hỏng về cơ. Các thiết bị bảo vệ không được cố định trên đui đèn, trừ khi đui đèn được thiết kế cho mục đích này;

- Mạch điện phải được giám sát liên tục bằng thiết bị theo dõi cách điện và có cảnh báo khi có sự cố cách điện;

- Phải đảm bảo cho các bộ phận mang điện của mạch điện có ELV nằm trong vỏ bọc có cấp bảo vệ là IP2X hoặc IPXXB và chịu được điện áp thử nghiệm có giá trị hiệu dụng 500 V trong 1 min;

- Phải thực hiện các biện pháp bảo đảm cho thiết bị điện không thể gây cháy cho tường, sàn và trần của nhà;

- Phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để hệ thống điện nhà không thể gây cháy lan đối với các kết cấu có hình dạng, kích thước dễ lan truyền ngọn lửa.

Bảo vệ chống cháy đối với trang bị điện cho chiếu sáng bằng ELV ra sao?

Theo tiết 2.10.6.2 tiểu mục 2.10 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BXD quy định về việc bảo vệ chống cháy đối với trang bị điện cho chiếu sáng bằng ELV như sau:

(i) Đèn và các phụ kiện của đèn phải được thiết kế, lắp đặt sao cho tránh nguy hiểm về nhiệt độ cho các vật liệu và môi trường xung quanh;

(ii) Các thiết bị, dây dẫn của hệ thống chiếu sáng bằng ELV phải đáp ứng các yêu cầu về chống cháy.

(iii) Phải tuân thủ các hướng dẫn của nhà chế tạo, kể cả hướng dẫn về lắp đặt trên các bề mặt dễ cháy hoặc không cháy;

(iv) Máy biến áp phải chịu được ngắn mạch và được bảo vệ ở phía sơ cấp phù hợp với các yêu cầu sau:

- Giám sát liên tục dòng điện của các đèn;

- Tự động cắt mạch cấp điện trong vòng 0,3 s nếu công suất của mạch vượt quá 60 W;

- Khi có hư hỏng vẫn đảm bảo an toàn.

Phòng cháy và chữa cháy
Hệ thống điện của nhà ở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động tham gia tập huấn phòng cháy và chữa cháy được nhận trợ cấp bồi dưỡng theo mức tiền lương thực nhận đúng không?
Pháp luật
Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện những gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Pháp luật
Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách sẽ được hưởng các chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện thế nào? Có quy định về hỗ trợ tiền cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng không?
Pháp luật
Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy không chuyên trách được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào phải có tem kiểm định theo quy định của pháp luật? Tem kiểm định có những mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất hiện nay? Thành viên đội PCCC cơ sở được hưởng chế độ và chính sách gì?
Pháp luật
Ngày 4 tháng 10 là ngày gì? Ngày PCCC 4 10 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 4 tháng 10 năm 2024 là thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,269 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy Hệ thống điện của nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy và chữa cháy Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống điện của nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào