Yêu cầu về chất lượng đối với gạo dự trữ quốc gia là gì? Nhà nước quy định như thế nào về hoạt động quản lý đối với gạo dự trữ quốc gia?

Trong công tác dự trữ quốc gia, Nhà nước có nhận đóng góp bằng tài sản của cá nhân, tổ chức vào nguồn dự trữ quốc gia hay không? Vậy đối với gạo dự trữ quốc gia, tôi muốn biết Nhà nước có những quy định cụ thể nào để quản lý? Yêu cầu về chất lượng đối với gạo dự trữ quốc gia là gì?

Nhà nước có nhận đóng góp bằng tài sản của cá nhân, tổ chức vào nguồn dự trữ quốc gia hay không?

Tại Điều 3 Nghị định 94/2013/NĐ-CP có quy định về chính sách huy động nguồn lực cho dự trữ quốc gia cụ thể như sau:

"Điều 3. Chính sách huy động nguồn lực cho dự trữ quốc gia
1. Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản để sử dụng cho dự trữ quốc gia.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia khi tiếp nhận tài sản tự nguyện đóng góp để sử dụng cho dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đóng góp tài sản cho các tổ chức, cá nhân.
2. Trong tình huống đột xuất, cấp bách, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng, phục vụ quốc phòng, an ninh cần được giải quyết ngay Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương huy động tài sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị của các tổ chức, cá nhân cho dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
3. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này quyết định huy động, quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; thanh toán, bồi thường thiệt hại đối với tài sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị huy động, phục vụ dự trữ quốc gia cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản."

Theo đó, có thể thấy Nhà nước luôn khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản để sử dụng cho dự trữ quốc gia.

Nguồn gạo dự trữ quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu nào về chất lượng?

Căn cứ tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia có quy định cụ thể như sau:

"1.3.1. Gạo dự trữ quốc gia là gạo trắng thuộc loài Oryza sativa L. đạt các yêu cầu chất lượng gạo theo quy định tại khoản 2.1 Quy chuẩn này."

Dẫn chiếu đến tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia, gạo dự trữ quốc gia cần đạt các yêu cầu về chất lượng gạo nhập kho cụ thể:

"2.1. Chất lượng gạo nhập kho
Gạo nhập kho dự trữ quốc gia phải là gạo mới. Tùy thuộc vào tình hình sản xuất, thời vụ từng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định mua loại gạo (hạt dài hay hạt ngắn), tỷ lệ tấm, vùng miền sản xuất, thời vụ nhập kho phù hợp."

Gạo dự trữ quốc gia được đóng gói tối đa bao nhiêu kg?

Theo quy định tại tiểu mục 4.2.7 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia, quy chuẩn về bao bì đóng gói gạo dự trữ quốc gia được nêu như sau:

"4.2.7. Bao bì đóng gói
Gạo dự trữ quốc gia được đóng tịnh 50 kg/bao. Bao chứa gạo được dệt từ loại sợi Polypropylen (PP) màu trắng, đầu bao được may bằng hai đường chỉ trắng, Bao chứa gạo phải mới, bền chắc, khô sạch không mốc, không nhiễm sâu, mọt, hóa chất, không có mùi lạ; khối lượng một vỏ bao (120 ± 10) g."

Gạo dự trữ quốc gia

Gạo dự trữ quốc gia

Nhà nước quy định như thế nào về công tác quản lý đối với nhà kho và chất lượng gạo nhập, xuất kho?

Căn cứ tiểu mục 5.1 và tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia, yêu cầu về nhà kho và hoạt động kiểm tra chất lượng gạo nhập kho và xuất kho được quy định cụ thể như sau:

"5. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
5.1. Yêu cầu về nhà kho
- Kho bảo quản gạo dự trữ phải là loại kho kín, mái che chống nắng, mưa, gió, bão... đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết.
- Tường và nền kho không bị thấm, ẩm ướt, đọng sương trong mùa mưa ẩm, mặt nền kho đảm bảo phẳng, nhẵn, chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2.
- Hệ thống cửa kho phải đảm bảo kín và ngăn ngừa động vật gây hại và côn trùng, vi sinh vật hại lây nhiễm, thoáng khí, thuận tiện khi thông gió tự nhiên.
- Kho chứa gạo phải thường xuyên sạch, trong kho không có mùi lạ; xung quanh kho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt, cách ly các nguồn nhiễm bẩn, hóa chất. Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với kho bảo quản gạo:
+ Kho thoáng mát, nhiệt độ trong kho không lớn hơn 35°C đối với kho A1 mái tôn và kho K; không lớn hơn 32°C đối với kho cuốn, kho A1 cải tiến, kho I.
+ Độ ẩm tương đối trong kho không lớn hơn 80%.
Khi vượt quá yêu cầu quy định, các đơn vị dự trữ quốc gia cần có giải pháp khắc phục đảm bảo đúng điều kiện bảo quản.
5.2. Kiểm tra chất lượng gạo nhập kho và xuất kho
5.2.1. Kiểm tra chất lượng gạo nhập kho
Gạo chuyển đến nhập kho phải có Giấy xác nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng dự trữ quốc gia quy định tại Mục 2.1 của Quy chuẩn này do các đơn vị có chức năng chứng nhận. Đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc nhận gạo kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định tại điểm 2.1.1 và 2.1.2 của Quy chuẩn; đối với quy định về yêu cầu an toàn thực phẩm tại điểm 2.1.3 công nhận theo kết quả kiểm tra của Giấy xác nhận. Kỹ thuật viên bảo quản lập phiếu kiểm tra chất lượng gạo nhập kho theo hướng dẫn tại mẫu C77-HD ban hành theo Thông tư số 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia.
Trường hợp khi khách hàng không đồng ý với kết quả kiểm tra của đơn vị dự trữ quốc gia thì hai bên cùng nhau lấy mẫu phân tích. Nếu hai bên không thống nhất kết quả phân tích thì trưng cầu tại tổ chức đánh giá sự phù hợp thứ ba. Kết quả thử nghiệm này sẽ là căn cứ để xem xét nhập kho dự trữ quốc gia. Mọi chi phí thử nghiệm và thiệt hại (nếu có) do bên đánh giá sai chịu trách nhiệm.
5.2.2. Kiểm tra chất lượng xuất kho
Gạo dự trữ quốc gia xuất kho phải có chất lượng phù hợp với quy định tại Mục 2.2 của Quy chuẩn này. Việc đánh giá chất lượng gạo do đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện, trong một số trường hợp do yêu cầu nơi nhận gạo thì do các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện."

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể đối với nguồn dự trữ quốc gia nói chung và gạo dự trữ quốc gia nói riêng. Đối với nguồn gạo dự trữ quốc gia, cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia cụ thể nêu trên.

Gạo dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp nào trợ cấp gạo bằng nguồn dự trữ quốc gia? Thời gian trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Gạo dự trữ quốc gia phải được bảo quản theo công nghệ như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao?
Pháp luật
Quá trình bảo quản gạo dự trữ quốc gia bằng phương thức bảo quản kín bổ sung khí N2 được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về chất lượng đối với gạo dự trữ quốc gia là gì? Nhà nước quy định như thế nào về hoạt động quản lý đối với gạo dự trữ quốc gia?
Pháp luật
Gạo dự trữ quốc gia nhập kho và xuất kho cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể nào về chất lượng gạo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gạo dự trữ quốc gia
1,387 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gạo dự trữ quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gạo dự trữ quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào