Yêu cầu xác định cha cho con có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không? Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?
Yêu cầu xác định cha cho con có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không?
Tại khoản 10 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
...
9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình."
...
Đồng thời, tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo đó, yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình là yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì yêu cầu xác nhận cha con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Yêu cầu xác định cha cho con có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không? Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ? (hình từ internet)
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha cho con không?
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
...
Như vậy, đối chiếu theo quy định nêu trên thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha cho con.
Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của con được quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Nghị định 151 như thế nào?
- Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Chức năng bí danh trên ứng dụng nhắn tin là gì? Thông tin cá nhân trên mạng cần được bảo vệ theo 05 nguyên tắc nào?
- Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành? Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam?
- Mẫu Sổ tiếp công dân theo Thông tư 04? Tải về Mẫu số 03 Sổ tiếp công dân mới nhất? Mục đích của việc tiếp công dân?